Giỏ hàng của bạn trống!
Rối loạn nhân cách kịch tính: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị | Safe and Sound
Rối loạn nhân cách kịch tính (HPD) là một tình trạng sức khỏe tâm thần được đặc trưng bằng cảm xúc không ổn định, hình ảnh bản thân bị bóp méo và mong muốn được chú ý quá mức. Các chuyên gia tâm lý cho biết, những người mắc HPD thường có hành vi kịch tính hoặc không phù hợp để được chú ý.Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về triệu chứng, nguyên nhân và các phương pháp điều trị rối loạn nhân cách kịch tích.
Ngô Thị Sáng | Thạc sĩ Tâm lý giáo dục học – Ứng dụng chăm sóc sức khỏe tinh thần Safe and Sound
Viện Ứng Dụng Công Nghệ Y Tế
1. Rối loạn nhân cách kịch tính là gì?
Ảnh 1: Rối loạn nhân cách kịch tính là gì?
Rối loạn nhân cách kịch tính (HPD) là một tình trạng sức khỏe tâm thần được đặc trưng bằng những cảm xúc mãnh liệt, tâm lý không ổn định và hình ảnh bản thân bị bóp méo.
Đối với những người mắc chứng rối loạn nhân cách kịch tính, lòng tự trọng của họ phụ thuộc vào sự chấp thuận của người khác và không xuất phát từ cảm giác tự trọng thực sự. Theo các chuyên gia tâm lý, họ có mong muốn mãnh liệt được chú ý và thường hành xử một cách kịch tính hoặc không phù hợp để được chú ý.
Những người mắc chứng rối loạn nhân cách kịch tính thường không nhận ra rằng hành vi và cách suy nghĩ của họ có thể có vấn đề.
Các chuyên gia tâm lý cho biết, người mắc chứng rối loạn nhân cách kịch tính có thể:
- Tìm kiếm sự chú ý quá mức
- Liên tục tìm kiếm sự chú ý từ người khác.
- Cảm thấy không thoải mái khi không phải là trung tâm của sự chú ý.
- Hành vi và biểu hiện cảm xúc quá mức
- Thể hiện cảm xúc một cách mạnh mẽ và kịch tính, nhưng các chuyên gia tâm lý cho biết, cảm xúc thường thay đổi nhanh chóng và có thể bị coi là giả tạo.
- Thường xuyên thể hiện cảm xúc thông qua các hành vi kịch tính hoặc phô trương.
- Thích gây ấn tượng với người khác
- Quan tâm đến vẻ ngoài và cách thức ăn mặc để thu hút sự chú ý.
- Thường có hành vi hoặc ngoại hình khiêu khích.
- Sự thay đổi tâm trạng nhanh chóng: Theo các chuyên gia tâm lý, người mắc rối loạn nhân cách kịch tính thường tâm trạng và cảm xúc thay đổi nhanh chóng, không ổn định.
- Giao tiếp bằng cách kịch tính hóa:
- Thường sử dụng ngôn ngữ và phong cách giao tiếp kịch tính hoặc phô trương.
- Cách diễn đạt thường thiếu chi tiết và không rõ ràng.
2. Nguyên nhân của chứng rối loạn nhân cách kịch tính
Ảnh 3: Liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm MBCT
Các nghiên cứu đã được thực hiện về chứng rối loạn nhân cách kịch tính và các chứng rối loạn nhân cách khác đã xác định được một số yếu tố có thể dẫn đến sự phát triển của chứng rối loạn nhân cách kịch tính hoặc các chứng rối loạn nhân cách khác:
- Di truyền: Các chuyên gia tâm lý chia sẻ, mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng, nhưng một số nghiên cứu cho thấy rằng yếu tố di truyền cũng có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của rối loạn phân ly. Nếu trong gia đình có người mắc rối loạn này, nguy cơ mắc bệnh của các thành viên khác có thể tăng lên.
- Sang chấn tâm lý thời thơ ấu : Trẻ em có thể phải đối mặt với sang chấn tâm lý, chẳng hạn như bị ngược đãi khi còn nhỏ hoặc cái chết của một thành viên trong gia đình. Các chuyên gia tâm lý cho biết, sau này khi trưởng thành, những sang chấn tâm lý này có thể gây rối loạn hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng và trở thành một phần của rối loạn nhân cách.
Ảnh 2: Sang chấn tâm lý thời thơ ấu có thể là nguyên nhân rối loạn nhân cách kịch tính
- Phong cách nuôi dạy con cái: Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ em sinh ra trong gia đình có bố mẹ có phong cách nuôi dạy con cái thiếu ranh giới, quá nuông chiều hoặc không nhất quán có thể có nhiều khả năng mắc chứng rối loạn nhân cách kịch tính.
3. Rối loạn nhân cách kịch tính điều trị như thế nào?
Ảnh 3: Tâm lý trị liệu trong điều trị rối loạn nhân cách kịch tính
Trong hầu hết các trường hợp, những người mắc chứng rối loạn nhân cách kịch tính (HPD) không tin rằng hành vi của họ có vấn đề. Họ cũng có xu hướng phóng đại cảm xúc, tâm lý và không thích thói quen, khiến việc tuân theo kế hoạch điều trị trở nên khó khăn. Dưới đây là các phương pháp điều trị rối loạn nhân cách kịch tính theo các chuyên gia tâm lý:
Liệu pháp tâm lý thường là phương pháp điều trị được lựa chọn cho chứng rối loạn nhân cách kịch tính hoặc các rối loạn nhân cách khác. Mục tiêu của liệu pháp tâm lý là giúp người bệnh khám phá ra động cơ và nỗi sợ liên quan đến suy nghĩ và hành vi của họ và giúp người bệnh học cách liên hệ với người khác tích cực hơn.
Các chuyên gia tâm lý chia sẻ, các loại liệu pháp tâm lý có thể có lợi cho những người mắc chứng rối loạn nhân cách kịch tính bao gồm:
- Tâm lý trị liệu
Đây là phương pháp điều trị chủ yếu cho HPD. Các hình thức tâm lý trị liệu bao gồm:
- Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Giúp người bệnh nhận ra và thay đổi các suy nghĩ và hành vi tiêu cực, phát triển các chiến lược đối phó tích cực hơn.
- Liệu pháp tập trung vào cảm xúc (Emotion-Focused Therapy): Các chuyên gia tâm lý cho biết, liệu pháp tâm lý này giúp người bệnh hiểu và điều chỉnh cảm xúc của mình.
- Liệu pháp tâm động học (Psychodynamic Therapy): Tập trung vào việc hiểu và giải quyết các xung đột nội tâm và các vấn đề tâm lý tiềm ẩn từ quá khứ có thể ảnh hưởng đến hành vi hiện tại.
- Liệu pháp nhóm (Group Therapy): Cung cấp một môi trường hỗ trợ và an toàn bởi nhà trị liệu, chuyên gia tâm lý, để người bệnh chia sẻ và học hỏi từ kinh nghiệm của những người khác.
- Thuốc
Hiện không có thuốc đặc trị cho HPD, nhưng trong một số trường hợp, thuốc có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng liên quan như lo âu hoặc trầm cảm. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc chống trầm cảm: Được sử dụng để điều trị các triệu chứng trầm cảm.
- Thuốc chống lo âu: Giúp giảm các triệu chứng lo âu.
- Thuốc ổn định tâm trạng: Có thể được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể để giúp kiểm soát các cảm xúc mạnh mẽ và tâm lý thất thường.
Với sự phối hợp giữa Bác sĩ Tâm thần - Chuyên gia tâm lý và ứng dụng Công nghệ trong chăm sóc sức khỏe tinh thần, dịch vụ tư vấn/tham vấn Safe and Sound tự hào tiên phong hỗ trợ bạn “Tự phát hiện sớm - Sơ cứu cảm xúc tức thời - Hỗ trợ đồng hành dài hạn”.
Nếu bạn nghi ngờ mình gặp vấn đề tâm lý, hoặc muốn biết thêm thông tin về dịch vụ tham vấn - tư vấn tâm lý, bạn có thể liên hệ tới HOTLINE 0964 778 911 (Điện thoại/Zalo, 24/7) để được giải đáp và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!
CÁCH THỨC ĐẶT LỊCH HẸN tham vấn/tư vấn trực tuyến hoặc trực tiếp với chuyên gia
- Tại Fanpage Bác sĩ tâm lý SNS
- Hoặc tải và đặt lịch tham vấn trên ứng dụng Safe and Sound để quản lý và theo dõi lịch mọi lúc, mọi nơi
Safe and Sound - thuộc Viện Ứng dụng Công nghệ Y tế (IMT)
Xem thêm: